11 điều cần biết trước khi bạn mua ổ cứng SSD (Solid State Drive)

Ổ cứng SSD (Solid State Drive) với sự kết hợp của công nghệ hiện đại, nên ngày càng chiếm được chỗ đứng trên thị trường công nghệ lưu trữ máy tính. Nó cung cấp tốc độ cực nhanh so với ổ cứng truyền thống trong lúc khởi động cũng như chạy các chương trình ứng dụng khác

Người dùng thường xuyên cảm thấy khó chịu, mất kiên nhẫn với biểu tượng chiếc đồng hồ cát trên màn hình máy tính trong lúc khởi động lại hệ thống, trong lúc chạy các ứng dụng nặng. Lúc này lựa chọn tốt nhất chính là ổ cứng SSD. Giải pháp lựa chọn ổ SSD đang ngày càng được nhiều người hướng đến, tuy nhiên khi bạn mua SSD cho máy tính của mình, có rất nhiều thứ bạn cần phải biết để có thể sở hữu sản phẩm tốt nhất. Có một số thông số bạn thấy có liên quan trong khi lựa chọn SSD và một vài trong số chúng có thể không có vai trò quan trọng trong lựa chọn của bạn, hãy làm rõ những điều đó trước khi mua thiết bị SSD. Nếu bản thân chưa có kinh nghiệm để lựa chọn một ổ SSD thì đừng bỏ qua bài viết này.Ổ cứng SSD

1. Dung lượng ổ cứng SSD

Khi mua một ổ SSD cho máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn, bạn có thể giữ SSD cho OS (Operating system) và Apps (Applications) và ổ HHD dùng để lưu dữ liệu. Tất nhiên người dùng chạy nó trong cấu hình kép (Dual Drive Configuration). Ổ SSD 40 GB sẽ đủ để chạy máy tính trên hệ điều hành Windows hoặc MAC với một vài ứng dụng thiết yếu. Nhưng nếu bạn có thể thì nên mua ổ 80GB SSD, đó sẽ là một kích thước khá lớn và không cần phải lo lắng về bộ nhớ thấp trong một khoảng thời gian.
Bạn không thể dùng ổ cứng với kích thước nhỏ hơn nếu bạn đang có kế hoạch thay thế toàn bộ HDD bằng ổ SSD mới (Trong trường hợp sử dụng cấu hình ổ đơn – Single Drive Configuration). SSD dung lượng 250GB sẽ là điểm khởi đầu cho máy tính của bạn để chăm sóc hệ điều hành, ứng dụng và dữ liệu của bạn. Có một sự cân bằng giữa kích cỡ và giá của SSD; bạn có thể mua ổ 500GB Crucial MX200 SATA 2.5 Inch Internal Solid State Drive. Giá của nó gần 150 đô la Mỹ trong trang Amazon.

2. Hiệu suất ổ SSD

Các nhà sản xuất xác định hiệu suất của ổ SSD liên quan đến việc đọc và ghi theo tuần tự và thường lên đến 500MB/s trong quá trình đọc. Sẽ có những công cụ tốt để kiểm tra hiệu suất SSD , và SSD Health and Monitor Performance là một công cụ bạn hoàn toàn có thể tin tưởng được.

3. Tốc độ truyền dữ liệu SSD

Tốc độ đọc và tốc độ ghi ngẫu nhiên của ổ SSD là một điểm chuẩn để đo hiệu suất của SSD. Kiểm tra đọc / ghi ngẫu nhiên thực hiện với các khối nhỏ trên các vị trí ngẫu nhiên trên ổ đĩa. Thông thường tốc độ truyền dữ liệu SSD khoảng 25% (550MP/s) cho các hoạt động đọc và ghi tuần tự, tốc độ đọc ngẫu nhiên với người sử dụng thực tế giảm xuống 100k IOPS và tốc độ ghi ngẫu nhiên lên đến 90K IOPS.

4. Bộ nhớ flash SSD

Các ổ đĩa ở trạng thái rắn có thể dựa trên bộ nhớ flash với các mức NAND khác nhau. Bảng dưới đây sẽ cho bạn xem xét nhanh nhất các công nghệ hiện có trên thị trường.
Trong SSD phạm vi cải tiến vẫn chưa được hoàn chỉnh, các nhà sản xuất đang cố gắng mang lại những công nghệ tiên tiến cùng kỹ thuật sản xuất hiệu quả để cải thiện cuộc sống và hiệu năng của ổ đĩa.ổ cứng ssd

5. Độ bền của SSD MTBF (Độ tin cậy)

MTBF (Mean Time Between Failures) là thời gian trung bình giữa các sự cố, nó là ước tính của tổng số giờ vận hành của nhà sản xuất được chia cho số đơn vị thất bại. MTBF dài luôn là một dấu hiệu tích cực, tuy vậy vẫn không thể đảm bảo rằng sảm phẩm sẽ có thể kéo dài được bao lâu. Độ tin cậy của một SSD nằm trong khoảng vài triệu giờ. Bạn có thể kiểm tra bằng Tools to Tweak-SSD hoặc Recover Performance Back.

6. SSD TRIM

Hỗ trợ TRIM giúp duy trì hiệu suất của SSD đồng thời gian bằng cách dọn dẹp các tập tin bị xóa. Quá trình thu gom rác trên Background giúp làm giảm độ trễ và cải thiện hiệu suất của ổ. Hầu hết các hệ điều hành Windows và MAC, SSD TRIM sẽ tự quản lý hệ điều hành. Những SSD cho hệ điều hành cũ như Windows XP bạn cần phải mua một ổ đĩa cung cấp tính năng TRIM tích hợp được với SSD.

7. Mã sửa lỗi (ECC)

Mã phát hiện và sửa lỗi được sử dụng trong SSD để bảo vệ dữ liệu khỏi bị hỏng. Nếu bạn có bất kỳ lựa chọn nào về ECC thì yên tâm là SSD luôn đi kèm với ECC

8. Mật mã SSD

Hầu hết các ổ SSD đều có mã hóa mức AES với 256 bit. Bạn nên lo lắng về điều này nếu có kế hoạch sử dụng SSD để ghi dữ liệu nhạy cảm khác hơn là tải hệ điều hành (Operating System).

9. Thương hiệu, Bảo hành & Hỗ trợ

Là công nghệ mới được thịnh hành trong thời gian gần đây, dù có nhiều ưu điểm nổi trội, nhưng vẫn không đảm bảo dữ liệu được an toàn 100%. Các nhà sản xuất sẽ luôn cố gắng cải tiến công nghệ mà không làm giá thành tăng lên. Trong trường hợp nãy bạn nên lựa chọn một sản phẩm uy tín, có thương hiệu trên thị trường, có chế độ bảo hành và hỗ trợ khách hàng tốt nhất. Samsung, Kington Digital có thể là những lựa chọn tốt được đề xuất. Đầu tư tốt mới là cách khôn ngoan để bảo vệ dữ liệu.Ổ cứng SSD

10. Giao diện phần cứng SSD

Hầu hết các ổ cứng  SSD đều có tích hợp giao diện Serial ATA (SATA) hỗ trợ SATA. Tốc độ truyền có thể khác nhau tùy thuộc vào các phiên bản SATA. Các ổ SSD mới hộ trợ SATA III có tốc độ truyền tải 6GB trong đó SATA II có khả năng truyền 3GB, SATA I giới hạn dung lượng 1,5 GB.

11. Yêu tố hình thức SSD

Không cần lo lắng về yếu tố hình thức SSD nếu bạn có ý định sử dụng cho máy tính case. Còn với máy tính xách tay bạn phải kiểm tra kích thước khe có sẵn (thường là khe 9mm). Hầu hết mọi các ổ SSD có độ dày 7mm và bạn có thể đặt vòng đệm nếu khe ổ cứng rộng hơn.

Để mua một ổ cứng  SSD tốt bạn nên nắm rõ 11 điều cần biết trước khi bạn mua ổ cứng SSD mà chúng tôi vừa liệt kê ở trên, bạn không cần phải có quá nhiều kinh nghiệm về SSD những cần biết cơ bản. Khi đã có một chiếc SSD, cũng đừng bỏ qua các bài hướng dẫn cách mua laptop tốt nhất cho người dùng nhé.